Cổ Vật Việt Nam - Giá Trị - Đẳng Cấp!

Logo Cổ vật Việt Nam
user
Trang chủ Sản phẩm Giỏ hàng Yêu thích

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

  • 23-12-2022

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

Trong suốt chiêu dài lịch sử của nước Việt ta, họ Bùi dược ghi nhận là dòng họ bản dịa ngay từ khi dựng nước và giữ nước.Trong Ngọc Phả triểu đình Hùng Vương của Lê Đại Hành có viết: “Đời vua Hùng Duệ Vương thứ 18 (năm 258 trước Công nguyên), giặc Thục đến xâm lăng, nhà vua đã giao cho quận Công Bùi Đình Chấn (quê ở Kim Thành, Hải Dương) cầm quân cùng các dòng họ dánh thắng quân Thục ngay trong trận đấu. Tiếp theo các thời đại Đỉnh - Lê – Lý - Trần - Lê - Nguyễn, triều đại nào, người họ Bùi cũng tham gia, có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là thời hậu Lê (thế kỷ 15, năm 1418), cụ Bùi Quốc Hưng (quê ở Kiến Xương, Thái Bình) đã cùng Lê Lợi khởi binh dánh thắng giặc Minh; cụ được phong là Hương Thượng Hầu, được cấp dất công điền ở Chu Đậu, Hải Dương. Họ Bùi thời Lê có đến 59 vị thi đỗ đại khoa ra làm quan phò tá triều đình nhà Lê, trong đó có cụ Bùi Xương Trạch làm đến Tế Tướng, cụ Bùi Tá Hán nhận sắc chỉ di trấn vùng Quảng Nam, hải đảo đã lập nhiều công lớn. Do vậy, nhà bác học Lê Quý Đôn khi viết tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” để phản ánh trạng thái tư tưởng và hình thái ý thức xã hội của người Việt, khi nhận xét dánh giá về người họ Bùi dã viết: “Con cháu sinh sôi nảy nở, công danh sự nghiệp rạng rỡ vẻ vang. Từđời Lê Trung Hưng bày tôi kể thế tộc thuộc lớn lao, nói đến nhà quý hiển nhất, chỉ có họ Bùi mà thôi”(sách “Kiến văn tiểu lục” chương Trung Đàm, trang 309, Viện Sử học dịch cho xuất bản dứng tên Nhà Xuất bản Trẻ và Hồng Bàng, nộp lưu chiếu quý Ì năm 2013”).

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

Thời nhà Lê còn có một sự kiện đặc biệt là nữ doanh nhân Bùi Thị Hý là cháu nội của cụ Bùi Quốc Hưng đã sản xuất, kinh doanh ngành nghề gốm ở Chu Đậu, Hải Dương với phương thức sản xuất kinh doanh vượt trước thời dại. Để giới thiệu sự kiện, còn để lại chứng tích lịch sử là: chiếc bình gốm Hoa Lam trên bình ghi bằng chữ Hán dịch ra là: “Năm 1450, người thợ tên là Bùi Thị Hý ở Nam Sách vẽ hoa văn trên lọ”, hiện trưng bày ở bảo tàng Hoàng gia nước Thổ Nhĩ Kỳ dược bảo hiểm dến một triệu USD.

Nay dể diễn giải lại câu chuyện truyền kỳ đó, hai nhà văn Bùi Vụ và Phương Văn là những người bạn tâm giao cùng học đại học văn chương và nghiên cứu sinh ở Khoa Văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội dã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, sưu tầm tài liệu hàng chục năm nay để xây dựng lên tác phẩm tiểu thuyết “Sắc Hoa Lam” kể về sự tích nữ doanh nhân Bùi Thị Hý.

Tác phẩm “Sắc Hoa Lam” đã nêu lên cả cuộc dời và sự nghiệp của nữ doanh nhân từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành và phát triển. Bằng phương pháp hiện thực của văn chương, nhà văn đã xây dựng lên hình tượng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình như Bùi Thị Hý từ khi còn nhỏ đã có khí chất học hành giỏi giang, văn, võ song toàn, dám giả trai để thi Hương, thi Hội, thi Đình trong hoàn cảnh xã hội thời Lê còn trọng nam khinh nữ, chưa cho phụ nữ dự thi cử để ra làm quan.

Sau này, khi trưởng thành, Bùi Thị Hý đã xây dựng lò xưởng sản xuất gốm, sáng tạo ra nhiều mặt hàng độc đáo, đặc biệt là chiếc bình gốm mỹ nghệ hoa văn Hoa Lam sáng tạo từ hình tượng bảy sắc cầu võng. Nguyên liệu màu lam lấy từ hoa lá vỏ cây tạo nên màu Lam của dân tộc Mường bản địa. Khi đã có nhiều sản phẩm, Bùi Thị Hý đã giao thương với khách hàng quốc tế. Qua việc giao thương, bà đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thương trường quốc tế, nên có ý tưởng vươn ra kinh doanh ở nước ngoài dể thu lợi nhuận cao hơn. Để thực hiện ý tưởng dó, bà đã học làm la bàn, đóng tàu vượt dại dương và học ngoại ngữ của nhiều dân tộc dễ giao thương được thuận tiện. Kết quả là sản xuất kinh doanh của bà dã thành công trong cơ chế thị trường tiền tư bản. Bà dã xây dựng dược thương hiệu gốm Bùi Thị Hý của Chu Đậu, Việt Nam, đã vang vọng, để lại nhiều kỷ vật trên thương trường quốc tế.

Quá trình xây dựng hình tượng văn học Bùi Thị Hý, nhà văn còn dùng thủ pháp nghệ thuật “tình yêu đuổi bắt" đan xen nhau để gửi gắm chủ đề tư tưởng của tác phẩm như xây dựng nhân vật chàng Đặng Thái Nhân, học giỏi thi đỗ nhưng không ra làm quan theo quan điểm nhà Nho mà quyết tâm làm kinh tế, mở ra lò gốm để sản xuất kinh doanh, chàng đã yêu và hướng dẫn mở đường cho Bùi Thị Hý đi vào sản xuất kinh doanh gỗm và đã thành công làm nên thương hiệu gốm Việt Nam.

Bà Bùi Thị Hý không có con, nên cuối đời bà dành toàn bộ gia sản cho việc từ thiện, làm công đức như xây chùa cổ Viên Quang, xây đình, xây nhà thờ họ, cầu đá. Hiện dấu tích về việc làm của bà cònlưu trên tấm bia đá cổ tại quê hương của bà. Theo GS. Sử học Lê Văn Lan: “Có một tấm bia tại một ngôi chùa làng Chu Đậu ghi rõ ngôi chùa do bà Bùi Thị Hý bỏ công dức ra xây chùa. Điều này đã nêu lên được phẩm chất của người nữ doanh nhân này. Bà thường xuyên xây chùa và các công trình phúc lợi cho vùng Chu Đậu. Tôi thấy rằng, trong 30 năm ta mới phát hiện và khẳng định được sự nghiệp lớn của một người đàn bà Việt Nam kinh doanh giỏi lại có tài năng, sự nghiệp lớn và tâm hồn lớn. Càng thấy đặc biệt hơn nữa, đây là trường hợp nữ doanh nhân duy nhất đã tìm thấy trên một đất nước chỉ gắn với 3 chữ nông...”.

Năm 1499, bà Bùi Thị Hý qua đời ở tuổi 79. Sau khi bà mất, năm 1502, ông Đặng Phúc đã cho lập bia mộ khắc rõ tiểu sử, sự nghiệp của người vợ yêu quý, tài ba: “Phu nhân kỳ tài đệ nhất chế 66 đặc phẩm sành sứ Chu Trang”: “Phu nhân Thị giả tráng nữ, vũ tài, thông văn nhật quốc, Bắc quốc, Tây phương, tam phiên vi chủ thương đoàn cập quốc ngoại hoán giao đặc phẩm” (Bà là người có sức khỏe vạm vỡ, biết võ nghệ, hiểu tiếng nước ngoài dã đích thân chỉ huy những con thuyền lớn đến nhiều nước). Dòng chữ trong bia “thông văn Nhật quốc, Bắc quốc, Tây phương cho thấy bà thông thạo một số tiếng nước ngoài, nên việc giao thương thuận tiện với các nước trên thế giới. Ngày 10/01/2009, hậu duệ của bà Bùi Thị Hý đã phát hiện dược một số vật yếm và viên gạch đất nung màu hồng nhạt, nhẹ lửa bị mẻ một góc có ghi những thông tin quan trọng về bà Bùi Thị Hý: mộ chí, nơi chôn, đồ tùy táng..

Từ gia phả cổ của dòng họ Bùi tại Quang Ánh, các nhà khảo cổ tìm được mộ của bà Bùi Thị Hý và nhiều thông tin về cuộc đời của bà được hé lộ từ văn bia do chỗng thứ 2 của bà là ông Đặng Phúc lập năm 1502.

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

Tác phẩm văn học, tiểu thuyết “Sắc Hoa Lam" của đồng tác giả Bùi Vụ - Phương Văn ca ngợi một nữ doanh nhân họ Bùi sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường từ thế kỷ XV.

Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta cũng đang phát triển nền kinh tế thị trường. Bộ Chính trị - Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Nghị quyết “Về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện dại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.Đây là tác phẩm hợp với thời cuộc và rất dáng dễ chúng ta đọc.

Dòng họ Bùi với người khởi sắc hoa lam

Họ Bùi có từ thời dựng nước Việt Nam ta, nhưng cộng đồng Bùi tộc tổ chức sinh hoạt toàn quốc mới được 15 năm nay. Với tinh thần: “Họ Bùi quý hiển trước hết phải là họ Bùi thống nhất". Nên ngày 15/12/2019, tại Hội trường Văn phòng Chính phủ ở số 37 phố Hùng Vương, Hà Nội, đã tổ chức Đại hội dại biểu toàn quốc họ Bùi thống nhất. Đại hội đã thông qua Điều lệ hoạt động và Nghị quyết về phương hướng hoạt động của cộng đồng họ Bùi Việt Nam thống nhất. Trong phương hướng, Nghị quyết đã ghi: “Cần xuất bản dược những cuốn sách viết về họ Bùi, các dòng, chỉ họ Bùi, sự hình thành và phát triển họ Bùi Việt Nam qua các thời kỳ”. Đồng thời với việc tập trung xây dựng hoàn thiện khu Nhà thờ họ Bùi Việt Nam, Nhà Văn hóa truyền thống, Vườn doanh nhân họ Bùi, Khu vườn tưởng niệm của các địa phương tại Xuân Hòa, Vĩnh Phúc để tụ hội tâm linh đoàn kết thống nhất họ Bùi Việt Nam. Do vậy, Hội đồng Bùi Tộc thống nhất toàn quốc rất hoan nghênh cuốn tiểu thuyết “Sắc Hoa Lam” ca ngợi nữ doanh nhân Bùi Thị Hý đã xuất bản kịp thời thực hiện Nghị quyết Đại hội họ Bùi thống nhất.

-------------------

TS. Bùi Quang Ngọc - Chủ tịch cộng đồng họ Bùi Việt Nam

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch
  • 293
  • 23-12-2022

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch

5 Dòng họ thôn Chiêm Thuật luôn phát huy và giữ vững truyền thống lịch sử - văn hóa đình làng

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế
  • 251
  • 23-12-2022

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

Trần Nhân Tông và tư tưởng Phật Giáo cốt lõi để lại cho hậu thế

Kiến giải sử thi Bách Việt – Đẻ Đất Đẻ Nước
  • 191
  • 23-12-2022

Kiến giải sử thi Bách Việt – Đẻ Đất Đẻ Nước

Kiến giải sử thi Bách Việt – Đẻ Đất Đẻ Nước

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du
  • 184
  • 23-12-2022

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

Đã tìm thấy tổ nội – tổ ngoại của đại thi hào Nguyễn Du

Đăng ký ngay

Để nhận những khuyến mãi hấp dẫn nhất của chúng tôi qua email

Sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm hiện đang được cung cấp tại Cổ Vật Việt Nam đều có nguồn gốc rõ ràng và cấp phép hoạt động trên thị trường bởi các đơn vị có thẩm quyền.

Hỗ trợ tư vấn 24/7

Bất kể khi nào quý khách hàng cần, Cổ Vật Việt Nam đều sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ tận tình.

Chính sách hoa hồng hấp dẫn

Hệ thống sơ đồ áp dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nguồn lợi nhuận cao và ổn định.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên tại Cổ Vật Việt Nam luôn được training kỹ càng, cam kết sẽ khiến quý khách hàng hài lòng về cung cách phục vụ.