Cổ Vật Việt Nam - Giá Trị - Đẳng Cấp!

Logo Cổ vật Việt Nam
user
Trang chủ Sản phẩm Giỏ hàng Yêu thích

Lễ hội tâm linh truyền thống

  • 23-12-2022

Lễ hội tâm linh truyền thống

Lễ hội tâm linh truyền thống

Ở Việt Nam, lễ hội diễn ra trên mọi miền đất nước. Lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần phong phú của con người mà còn góp phần tích cực kết nối cộng đồng, bảo tồn, tôn vinh những giá trị văn hóa dòng tộc của người Việt Nam.111

Lễ hội tâm linh truyền thống

Mỗi năm, Việt Nam có tới hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ khắp các miền, trong đó, miền Bắc chiếm đa số và hầu hết lễ hội diễn ra vào mùa Xuân, nhất là vào tháng Giêng Âm lịch. Câu ca dao: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi” để nói về các lễ hội đầu Xuân ở Việt Nam. Tới ngày nay, trong thời công nghiệp hiện đại, dù bộn bề công việc nhưng mọi người vẫn thu xếp thời gian để hòa mình vào lễ hội khắp mọi miền. Ngay từ mùng 3 Tết, các lễ hội đã diễn ra, thu hút hàng triệu lượt người tham gia. Một số lễ hội ở các địa phương, người Việt Nam ai cũng biết và không thể không quan tâm, đó là: chùa Hương, gò Đống Đa, đền Gióng (Hà Nội); chợ Viềng – Phủ Dày, Khai ấn đền Trần (Nam Định); Yên Tử (Quảng Ninh); hội Xoan (Phú Thọ); Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam); chùa Keo (Thái Bình); bà Chúa Kho, hội Lim (Bắc Ninh); Đền vua Mai (Nghệ An); làng Sình (Huế); Đống Đa (Bình Định); núi Bà Đen (Tây Ninh); chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương); đền Đức Thánh Trần (TP. Hồ Chí Minh)… Đặc biệt, lễ hội Đền Hùng còn gọi là giỗ tổ Hùng Vương “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba” đã được UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” từ ngày 6 tháng 12 năm 2012.

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam là những sinh hoạt văn hoá dân gian mang sắc thái địa phương, góp phần làm phong phú và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần của con người được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội chính là các sự kiện truyền thống cộng đồng, tôn vinh những vị “Thần linh”, những người, những nhân vật có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị “Thần” hội tụ những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam, đó là những anh hùng dân tộc: chống giặc ngoại xâm; nhớ về ông Tổ một dòng tộc, khai phá vùng đất mới, tạo dựng nghề nghiệp; chống chọi với thiên tai, trừ ác thú chữa bệnh cứu người… Những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh phúc. Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc. Đặc biệt, lễ hội ở Việt Nam gắn với làng xã, địa danh, vùng đất, dòng họ như một thành tố không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về văn hóa, lễ hội truyền thống là sinh hoạt tập thể của nhân dân, nó có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa tốt đẹp, ôn lại truyền thống đã qua, truyền lại từ đời này sang đời khác, của dòng họ này đến dòng họ khác. Lễ hội đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, những khát khao, ước mơ tương lai, làm cho đời sống có ý nghĩa hơn. Đây cũng chính là dịp để hưởng thụ và giải trí của người lao động, dịp gia đình đoàn tụ, giao lưu anh em, bè bạn, đồng chí, đồng nghiệp, gặp mặt họ tộc… Mặt khác, lễ hội thu hút được nhiều người vì lễ hội là dịp được trở về cội nguồn, về với thiên nhiên và giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với bao khó khan, vất vả của một năm để đón nhận những hy vọng mới cho ngày mai tốt đẹp. Đồng thời, lễ hội cũng đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế qua du lịch của các địa phương và quảng bá hình ảnh Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Trong thời kinh tế thị trường, cũng còn rất nhiều việc đáng bàn về những vấn đề nổi cộm, tồn tại ở các lễ hội hiện nay. Những hiện tượng phản cảm, bạo lực, vi phạm nếp sống văn minh, bói toán, mê tín dị đoan, thương mại hóa, ô nhiễm môi trường hay những vấn đề liên quan đến ban tổ chức lễ hội… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, trong đó có nguyên nhân từ những người tham gia. Nhiều người đi lễ nhưng không hiểu đối tượng, ý nghĩa của lễ hội, cần phải ứng xử ra sao. Vẫn còn những quan niệm lệch lạc đi lễ là phải “quyên” tiền công đức, bằng không sẽ “mắc tội” với thánh thần và khi người dự hội sẵn sàng bỏ tiền, thì có kẻ vụ lợi. Đến với lễ hội, ta thấy rất nhiều nơi thờ tự mới và những hòm “công đức”. Cùng với đó là có nhiều biểu hiện thiếu văn hóa như: chen lấn, xô đẩy, khấn thuê, đốt vàng mã tràn lan, đổi tiền lẻ và hàng loạt các tệ nạn “ăn theo” như cờ bạc, bói toán, trộm cắp, chèo kéo mồi chài, thực phẩm không an toàn, nâng giá các mặt hàng “chặt, chém” khách thập phương. Không ít các trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài sản, phương tiện và thời gian của tập thể đi lễ hội cho mục đích cá nhân đã bị phản ánh, xử lý nghiêm khắc… Trong những năm gần đây Chính phủ, các địa phương ở nước ta đã có nhiều biện pháp quyết liệt, hữu hiệu để các lễ hội giữ được truyền thống, bản sắc văn hóa riêng, đáp ứng mong đợi của người dân các dòng họ tham gia.

Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống và nó không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Đây chính là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mặt khác, việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội còn có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương và nhà nước. Lễ hội cũng góp phần tích cực trong việc giao lưu, hòa nhập với các nền văn hóa khu vực và thế giới.

Mỗi một lễ hội tâm linh, một lễ hội văn hóa truyền thống…, đều đem đến hy vọng, ước mơ tốt đẹp cho con người. Chúng ta cần có nhận thức đúng về ý nghĩa, giá trị của lễ hội mà ông cha để lại được truyền từ đời này sang đời khác, truyền từ dòng họ này đến dòng họ khác. Việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hóa, tâm linh tốt đẹp trong đời sống xã hội, không chỉ là của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi công dân, mọi dòng họ…, như vậy mới mang lại hiệu quả và kết quả ngày càng tốt đẹp./.

---------------------

Luật sư Trần Văn Chương

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam
  • 377
  • 23-12-2022

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam

Di tich nơi thờ tự Thánh Gióng và lễ hội Gióng
  • 300
  • 23-12-2022

Di tich nơi thờ tự Thánh Gióng và lễ hội Gióng

Di tich nơi thờ tự Thánh Gióng và lễ hội Gióng

Đăng ký ngay

Để nhận những khuyến mãi hấp dẫn nhất của chúng tôi qua email

Sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm hiện đang được cung cấp tại Cổ Vật Việt Nam đều có nguồn gốc rõ ràng và cấp phép hoạt động trên thị trường bởi các đơn vị có thẩm quyền.

Hỗ trợ tư vấn 24/7

Bất kể khi nào quý khách hàng cần, Cổ Vật Việt Nam đều sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ tận tình.

Chính sách hoa hồng hấp dẫn

Hệ thống sơ đồ áp dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nguồn lợi nhuận cao và ổn định.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên tại Cổ Vật Việt Nam luôn được training kỹ càng, cam kết sẽ khiến quý khách hàng hài lòng về cung cách phục vụ.