Cổ Vật Việt Nam - Giá Trị - Đẳng Cấp!

Logo Cổ vật Việt Nam
user
Trang chủ Sản phẩm Giỏ hàng Yêu thích

Lễ rước nước cổ truyền và cây kiệu cổ đẹp nhất Việt Nam

  • 23-12-2022

Lễ rước nước cổ truyền và cây kiệu cổ đẹp nhất Việt Nam

Lễ rước nước cổ truyền và cây kiệu cổ đẹp nhất Việt Nam

Theo lịch sử, kẻ Dựa( kẻ là tên gọi chỉ đơn vị làng xóm xưa) là vùng đất cổ phía Nam và Tây Nam Hà Nội thuộc tỉnh Hà Đông cũ, gồm ba làng: Nam Dư Hạ, Nam Dư Thượng và Thúy Lĩnh. Ngày nay, là hai phường Trần Phú và Lĩnh Nam thuộc quận Hoàng Mai - Hà Nội. Nằm trong châu thổ sông Hồng vùng đồng bằng Bắc Bộ nên miền đất và con người từ xa xưa đã mang đậm nền văn hóa và văn minh nông nghiệp. Mặt khác, do địa dư cách thành Thăng Long xưa không xa, do đó có nhiều ảnh hưởng văn minh đô hội và tính quan phương, cũng là nơi trực tiếp chịu hệ quả do các cuộc xung đột phong kiến và chiến tranh xâm lược của kẻ thù ngoại bang. Những vấn để đó ngày nay đã để lại dấu tích qua văn hóa vật thể và phi vật thể.

Lễ rước nước cổ truyền và cây kiệu cổ đẹp nhất Việt Nam

Có thể thấy, ở quần thể di tích lịch sử văn hóa như đình, chùa cổ đều cách nay khoảng 400 năm, đã được Nhà nước công nhận di tích LỊCH SỬ - VĂN HÓA (1991). Các lễ hội tế lễ, rước nước mang bản sắc truyền thống dân tộc. Về di tích đình có đình Nam Dư Hạ, đình Thúy Lĩnh, di tích chùa có chùa Cả, chùa Thiên Phúc. Chùa Thiên Phúc có kiến trúc Phật giáo Bắc Tông hoàn chỉnh, gồm điện thờ, nhà Tổ, hành lang, điện Mẫu, gác chuông. Mỗi di tích đình đều có quy mô và khuôn viên rộng, thoáng, có tiền sảnh, hậu cung, tam quan khá hoành tráng, cổng vào có nhiều cửa, đều mang kiến trúc cổ mái dao, hình long ly quy phượng khá cầu kỳ, tinh xảo. Đình Nam Dư Hạ có thể là cổ kính nhất thờ Thánh Hoàng là 3 vị: Tam Đầu Cửu Vĩ Long Vương, Thái úy Chương Võ Thái Sư (Nguyễn Xi) và Lê An Hoàng Thái Hậu - Chương Thị Miếu. Về vị thần Tam đầu Cửu Vĩ Long Vương chứa đầy huyền tích lịch sử. Các cụ từ xưa truyền lại có vị sư Tổ di du ngoạn, có lần di

qua đất Nam Dư thấy cảnh đẹp, ruộng đồng trù phú, vườn chè, bãi dâu, ruộng mía, đầm sen, hương thơm, cảnh sắc, bến thuyền xuôi ngược quyến rũ lòng người. Ngài bỗng thấy có một con Rồng từ đất bay lên nhào lượn trên không trung rồi biến vào vòm trời xanh. Đức Tổ cho đây là chốn tiềm Long (nơi Rồng ẩn), thế là Ngài quyết dịnh cho xây Phủ đệ ở lại Nam Dư, gia tâm xây ngôi chùa lấy tên Thiên Phúc, mở một con đường nối thẳng từ cung điện nhà vua tới chùa và xây ngôi đình làng cho dân thờ Long Vương thần. Vị Long thần linh thiêng hiển hách, hộ quốc tý dân. Đến thời Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh, trong một tình thể khốn quẫn bị giặc truy đuối, Ngài chạy vào lùm cây để họp các tướng sỹ, giặc lùa chó săn sục sạo, Lê Lợi bị mũi giáo của giặc đâm vào bả vai, ngài phải lấy vạt áo lót tay tuốt sạch máu ở ngọn giáo đâm mình. Trong tình thế như vậy, thần Long Vương hiện thành con cáo từ bụi rậm nhảy vọt ra. Lũ giặc chửi mắng đàn chó: “Ta dạy mày săn Vua chứ không dạy mày săn cáo”, chúng bèn giết hết đàn chó săn. Lê Lợi thoát nạn. Khi Lê Lợi đánh thắng giặc Minh lên ngôi hiệu là Thái Tổ, nhớ ơn Long thần cứu mình, Ngài phong sắc cho Long Vương là Thượng Đẳng thần và cho dân Nam Dư phụng sự hương khói ngàn năm. Về vị Thái úy Chương Võ Thái Sư lúc 9 tuổi, Lê Lợi cưu mang và dạy dỗ mà thành tướng tài có nhiều công lao giúp Nhà vua và lập nhiều công trạng, cũng chính Nguyễn Xí đã tâu với Vua xin phong Thánh Hoàng cho vị thần đã cứu Vua. Dân chúng nhớ ơn ngài đã xin triều đình ban sắc phong cho ngài làm Thần làng; Vị thần Lê Gia Hoàng Thái Hậu. Thần là vợ vua Minh Tông và là mẹ của vua Chiêu Tông, bà quê ở huyện Thanh Đàm cũng thuộc vùng đất Nam Dưxưa. Hoàng Thái Hậu là người nhân từ đã có công giúp mọi nhà phát triển nghề trồng dâu nuôi tầm và trồng mía nấu mật. Bà qua đời dược Vua ban sắc cho dân địa phương thờ làm Thần Thượng đẳng. Mặc dù qua nhiều biến thiên của lịch sử nhưng các đình, chùa ngày nay cũng vẫn giữ được đồ thờ cổ, có nhiều đồ thờ, tượng thờ, hương án lưu lại nhiều đời. Đặc biệt, cỗ kiệu cổ trên trăm năm còn nguyên nước sơn son thiếp vàng, được xếp vào hàng Quốc bảo, tính ra trên cả nước hiện nay chỉ còn 03 chiếc như vậy, theo nguyên Bộ trưởng

Bộ Văn hóa Thông tin Trần Hoàn đã đánh giá đây là chiếc kiệu dẹp nhất Việt Nam.

Giá trị Văn hóa phi vật thể của Nam Dư là lễ Rước nước của 3 làng (thôn) Nam Dư Thượng, Hạ, Thúy Lĩnh hàng năm vào đầu năm. Nói 3 làng là chính, song lễ cũng được nhân dân các vùng lân cận như Bát Tràng (Gia Lâm), Văn Giang (Hưng Yên) và khách thập phương quan tâm đến hội cũng về dự. Lễ Rước nước đã trở thành ngày hội đông vui và đúng các thủ tục truyền thống lâu đời. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 tháng 2 Âm lịch. Cụ thể: ngày 13 bao xái (chuẩn bị), ngày 14 gồm tế lễ, cấp thủy (lấy nước), dân về dự xuống thuyền ngược sông Hồng đến đoạn trên làng Bát Tràng thì lấy nước được múc bằng gáo đồng, người được chọn múc nước phải là người cao tuổi có uy tín. Chiều về tiếp tục tế lễ Nhập thủy. Ngày 16 lễ Tạ và kết thúc. Lễ Rước nước với ý nghĩa thể hiện con người biết ơn Trời - Đất, muôn dân cầu mong mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu, dây cũng là biểu hiện một triết lý sống: con người muốn tồn tại phải có thái độ sống hài hòa với thiên nhiên vũ trụ.

Lễ rước nước cổ truyền và cây kiệu cổ đẹp nhất Việt Nam

Qua các di tích lịch sử - văn hóa vùng đất 03 làng của Nam Dư, chứng minh dây là vùng dất cổ, cư dân sống từ lâu đời. Thực tế cho thấy, khởi thủy “khai thiên lập địa” gắn bó với vùng đất gần như gồm các dòng họ chính là: Nguyễn, Trần, Vũ, Đỗ, tuy nhiên, còn một số thuộc dòng họ khác, ngày một gia tăng. Cũng được biết thêm chính các cụ trong Hội Người cao tuổi trong các dòng họ sống lâu đời đã tích cực cần mẫn ngày dêm bảo vệ, chăm sóc cho các di tích một cách vô tư không vụ lợi. Đó là các cụ: Vũ Văn Khoát 79 tuổi, cụ Vũ Mạnh Hằng 85 tuổi – nguyên Trưởng ban khánh tiết, ông Vũ Văn Chớ...

Lễ rước nước cổ truyền và cây kiệu cổ đẹp nhất Việt Nam

Ngày nay, vùng đất Nam Dư cũng nằm trong xu thế đô thị hóa diễn ra từng ngày. Nhưng Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân nơi đây đã bỏ ra nhiều công sức và kinh phí nên vẫn giữ dược các công trình có ý nghĩa giá trị về truyền thống lịch sử - văn hóa, đó là vốn quý, biểu hiện hồn cốt Dân tộc dể làm trụ đỡ cho bước đường xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Đảng bộ và nhân dân các phường Trần Phú và Lĩnh Nam - các địa phương có di tích Lịch sử - Văn hóa đã được tặng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Chính phủ.

-------------------

Phạm Văn Tạo

Tạp chí Đồng hành Việt

Lễ hội tâm linh truyền thống
  • 249
  • 23-12-2022

Lễ hội tâm linh truyền thống

Lễ hội tâm linh truyền thống

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam
  • 377
  • 23-12-2022

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam

Biểu tượng ngưởi mẹ trong tục thờ mẫu ở Việt Nam

Người là Thánh: Tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp
  • 263
  • 23-12-2022

Người là Thánh: Tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp

Người là Thánh: Tưởng nhớ đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đăng ký ngay

Để nhận những khuyến mãi hấp dẫn nhất của chúng tôi qua email

Sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm hiện đang được cung cấp tại Cổ Vật Việt Nam đều có nguồn gốc rõ ràng và cấp phép hoạt động trên thị trường bởi các đơn vị có thẩm quyền.

Hỗ trợ tư vấn 24/7

Bất kể khi nào quý khách hàng cần, Cổ Vật Việt Nam đều sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ tận tình.

Chính sách hoa hồng hấp dẫn

Hệ thống sơ đồ áp dụng công nghệ hiện đại, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn nguồn lợi nhuận cao và ổn định.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên tại Cổ Vật Việt Nam luôn được training kỹ càng, cam kết sẽ khiến quý khách hàng hài lòng về cung cách phục vụ.